Đấy, có cái insight của ngành như thế đấy ạ. PH sẽ gặp rất nhiều khó khăn ngay trong khâu xây dựng ý tưởng nếu không có thông tin về ngân sách sản xuất và Marketers thì không khỏi lo lắng làm sao để không bị “khoán” cho PH tiêu tiền của mình. Vậy phải làm sao để “được anh được ả, được cả đôi đường” đây? Dưới góc nhìn của một PH, mình có vài chia sẻ hy vọng có thể giúp ích cho các anh chị phần nào nhé.
David Ogilvy nói “The freedom of a tight brief” tức “Sự tự do của một bản yêu cầu sáng tạo là chi phí rõ ràng”. Chắc chắn chúng ta phải cung cấp ngân sách sản xuất cho PH, nó cũng giống như khi đi mua quần áo chúng ta cần cung cấp size cho người bán hàng vậy. Không báo size thì dễ xảy ra hiện tượng quần cáo có thể chật hoặc rộng hơn so với cỡ mình mặc. Nhưng quần áo là một thứ hữu hình ở thời điểm mua, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng đều có thể xác định được ngay còn Phim ảnh lại hoàn toàn khác. Trước khi thước phim hoàn thiện, mọi chi tiết, đặc tính của nó đều nằm trên giấy cả. Vì thế việc của Marketers là làm sao quản trị được khả năng hiện thực hóa các tiêu chí của bộ phim theo yêu cầu mình đưa ra.
Và dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:
1. Tìm sự tương đồng giữa tiêu chí của mình và các sản phẩm PH đã từng thực hiện. Hãy yêu cầu PH gửi Profile/Credencial của họ. Trong Profile sẽ chứa tất cả các sản phẩm tiêu biểu cho các ngành hàng, tiêu biểu về chất lượng sản xuất của PH. Nếu tìm được sự tương đồng qua Profile thì đây là cơ sở đầu tiên để bạn triển khai các bước tiếp theo.
Cần lưu ý rằng, PH có thể chưa từng sản xuất phim cho một ngành hàng nào đó thì không có nghĩa là họ không sản xuất được. Hãy đánh giá thêm ở các khía cạnh khác như chất lượng Ý tưởng, Hình ảnh, Diễn viên, 3D, VFX, Âm nhạc, Lời bình,…để tìm ra sự tương đồng dù là họ chưa từng sản xuất phim cho các sản phẩm trong lĩnh vực của bạn. Nhưng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu PH đã từng sản xuất phim cho những sản phẩm tương tự như sản phẩm của mình. Và tuyệt vời nhất, họ là một đơn vị sản xuất chuyên sâu trong lĩnh vực đó.
2. Bạn cần phải nắm được ngân sách sản xuất của TVC trong profile có tiêu chuẩn tương tự với TVC mình định sản xuất. Đây là một yêu cầu không hề dễ dàng với PH vì việc public ngân sách sản xuất của các dự án trước là khá tế nhị nhưng ở vị thế của mình, Client hoàn toàn có thể làm được. Bạn “đẹp” bạn có quyền mà.
Phải có căn cứ xác thực thông tin này, nên là bản chụp của hợp đồng hoặc một phần nội dung của hợp đồng nói về ngân sách. Cũng đừng máy móc mà lấy thông tin này làm tiêu chuẩn nhé. Không thể lấy giá sản xuất của một TVC ở 2 năm trước để áp giá cho thời điểm này được. Tiền mất giá và xu thế ngành cũng đã thay đổi rồi!
3. Để chắc chắn hơn nữa bạn hãy tới thăm Văn phòng của PH. Đây là cách tốt nhất để kiểm định những thông tin trên giấy kia. Chỉ có “cây đời” mãi mãi xanh tươi thôi. Hãy mục sở thị để chắc chắn những thông tin trước đó là có giá trị.
4. Và dù là TVC hay là gì đi nữa thì ta đều có thể “trả giá”. Có một sự thật trong ngành mà không phải ai cũng biết đó là, tới 99% các PH luôn để một ngưỡng mở khoảng 15% chi phí để giảm giá. Đừng bỏ qua con số này. 15% của một hợp đồng sản xuất TVC là không hề nhỏ. Bạn đang tiết kiệm cho doanh nghiệp của mình một khoản kha khá đấy!
5. Còn một số kênh tiểu ngạch khác bạn cũng đừng quên, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, kiểu gì bạn chả có vài người bạn đang làm trong ngành, hãy tham khảo ý kiến của họ và biết đâu họ lại có thông tin về PH đó. Càng nhiều thông tin chúng ta càng có cơ sở để kết luận.